Đặc tính kỹ thuật các loại thang máy phổ biến hiện nay

Mỗi loại thang máy có những đặc điểm cũng như tải trọng khác nhau, phù hợp với từng kết cấu công trình riêng. Vì vậy, khi lắp đặt thang máy bạn cần tìm hiểu kỹ đặc tính kỹ thuật các loại thang máy mới có thể lựa chọn được loại thang máy phù hợp với nơi lắp đặt cũng như nhu cầu sử dụng của mình.

1. Các thông số kỹ thuật quan trọng của thang máy

Trước khi lắp đặt thang máy, bạn cần tìm hiểu về các thông số kỹ thuật quan trọng của thang máy bao gồm các bộ phận sau:

– Máy kéo thang máy: hiện nay trên thị trường có 2 loại máy kéo là máy kéo không hộp số và máy kéo có hộp số, và có 2 loại sử dụng dòng điện 1 pha hoặc sử dụng dòng điện 3 pha.

– Rail dẫn hướng, cáp tải: hay còn được gọi là đường ray thang máy. Rail được chia làm 2 loại là rail dẫn hướng cho cabin và ray dẫn hướng cho đối trọng. Bộ phận rail này được lắp đặt dọc theo giếng thang, có chức năng dẫn hướng cho cabin và đối trọng chuyển động dọc theo hố thang, đảm bảo cho đối trọng và cabin không bị di chuyển theo phương ngang.

– Điều khiển tín hiệu: Đây là bộ phận đầu não phụ trách điều khiển mọi hoạt động của thang máy. Hiện nay. Các loại thang máy gia đình thường sử dụng điều khiển tín hiệu là PLC, có ưu điểm là dễ sử dụng, dễ cài đặt và sửa chữa lại đáp ứng được những yêu cầu cần thiết.

– Cáp tải: dùng để nối cabin và đối trọng qua hệ thống puly. Nhờ sự chuyển động của puly máy kéo, cáp sẽ đưa cabin trượt lên đường ray và di chuyển lên xuống.

– Đối trọng của thang máy: là bộ phận đóng vai trò cân bằng với trọng lượng cabin, nguyên lý hoạt động là khi cabin đi xuống thì đối trọng sẽ đi lên và ngược lại.

– Bộ truyền động cửa cabin và cửa tầng: là bộ phận điều khiển cho cửa cabin và cửa tầng đóng hoặc mở khi có lệnh gọi thang của người sử dụng.

– Điều khiển động lực: đóng vai trò điều khiển tốc độ chạy cửa thang, giúp thang máy vận hành êm ái, không bị rung lắc.

Về thông số kỹ thuật kích thước thang máy:

– Kích thước giếng thang: được tính theo quy chuẩn rộng – sâu. Giếng thang phải được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn quy định của bảng thông số kích thước thang máy.

  Dac Tinh Ky Thuat Thang May 2

– Chiều sâu hố PIT: khoảng cách độ sâu của hố PIT được tính từ mặt sàn tầng dưới cùng đến mặt hoàn thiện phần đáy của hố PIT thang máy.

– Kích thước cửa thang máy: là một thông số tương đối quan trọng và cần làm theo đúng tiêu chuẩn bởi vì kích thước của cửa thang máy chính xác và phù hợp sẽ giúp cho thang máy hoạt động hiệu quả, dễ di chuyển để đưa người hoặc vận chuyển hàng hóa.

– Chiều cao OH thang máy: là khoảng cách chiều cao tính từ mặt sàn tầng trên cùng đến sàn phòng máy. Chiều cao tối thiểu của OH khi lắp đặt thang máy phải là từ 3500mm.

– Kích thước cabin thang máy: Cabin có vai trò để tải người hoặc hàng hóa di chuyển lên xuống tầng mà mình mong muốn. Kích thước của cabin được tính theo chiều rộng, chiều sâu, chiều cao, và đơn vị tính là mm. Cabin thang máy phải được thiết kế theo đúng kích thước tiêu chuẩn, tương ứng với tải trọng theo quy định và quyết định đến kích thước hố thang máy.

2. Kích thước thang máy

Kích thước thang máy gia đình:

Kích thước thang máy gia đình các tải trọng khác nhau từ 200kg – 350kg – 450kg

– Tùy thuộc vào thực tế và yêu cầu của khách hàng, kích thước thang máy gia đình vẫn có thể thay đổi được trong phạm vi cho phép.

– Kích thước của hố thang máy sẽ tính theo loại cửa tim được ở 2 phía (Cửa CO)

– Lựa chọn kích cỡ và hình thức cabin thang máy tùy theo nhu cầu sử dụng và hiện trạng công trình.

Dac Tinh Ky Thuat Thang May 3

Kích thước thang máy tải khách

Với thang máy tải khách thì kích thước hố thang máy khách sạn tối thiểu cần kích thước thông thuỷ 1500mm x1500mm tương ứng với tải trọng 350kg. Kích thước của hố thang còn phụ thuộc tải trọng mà chủ đầu tư yêu cầu, một số kích thước hố thang máy khách sạn bạn tham khảo một số kích thước sau:

Kích thước 1600mm x 1600mm tải trọng 450kg

Kích thước 1800 x 2000mm tải trọng 630kg – 750kg

Kích thước 2000mm x 2400mm tải trọng 800kg trở lên

Một số công trình nhà nghỉ diện tích mặt bằng nhỏ kích thước tối thiểu là 1300mm x 1300mm là lắp đặt được thang máy.

Kích thước thang máy tải bệnh

– Kích thước thang tải bệnh có phòng máy:

• Tải trọng = 1000kg; Tốc độ = 60 – 90m/ phút; Cửa mở JJ X HH = 1000mm x 2100mm; Cabin AA x BB = 1100mm x 2100mm; Hố thang AH x BH = 1900 x 2550 mm; OH/ Pit = 4200/ 1400 – 4400/1500 mm.

• Tải trọng = 1350kg; Tốc độ = 60 – 90m/ phút; Cửa mở JJ X HH = 1100mm x 2100mm; Cabin AA x BB = 1300mm x 2300mm; Hố thang AH x BH = 2100 x 2800 mm; OH/ Pit = 4200/ 1400 – 4400/1500 mm.

• Tải trọng = 1500kg; Tốc độ = 60 – 90m/ phút; Cửa mở JJ X HH = 1200mm x 2100mm; Cabin AA x BB = 1400mm x 2300 mm; Hố thang AH x BH = 2200 x 1500mm; OH/ Pit = 4200/ 1400 – 4400/1500 mm.

– Kích thước thang tải bệnh không có phòng máy:

• Tải trọng = 1000kg; Tốc độ = 60 – 90m/ phút; Cửa mở JJ X HH = 1000mm x 2100mm; Cabin AA x BB = 1100mm x 2100mm; Hố thang AH x BH = 2000 x 2550 mm; OH/ Pit = 4200/ 1400 – 4400/1500 mm.

• Tải trọng = 1350kg; Tốc độ = 60 – 90m/ phút; Cửa mở JJ X HH = 1100mm x 2100mm; Cabin AA x BB = 1300mm x 2300mm; Hố thang AH x BH = 2300 x 2800mm; OH/ Pit = 4200/ 1500 – 4400/1500 mm.

• Tải trọng = 1500kg; Tốc độ = 60 – 90m/ phút; Cửa mở JJ X HH = 1200 mm x 2300 mm; Cabin AA x BB = 1400mm x 2300 mm; Hố thang AH x BH = 2300 x 2800 mm; OH/ Pit = 4200/ 1500 – 4400/1500 mm.

Kích thước thang máy tải hàng

Dưới đây là một số loại kích thước tiêu chuẩn của thang máy tải hàng phổ biến:

– Thang máy tải hàng tải trọng dưới 500kg

Với thang máy tải hàng có tải trọng dưới 500kg thì thường được thiết kế với kích thước tiêu chuẩn như sau:

• Kích thước thang (rộng x sâu): 2100 x 1600mm

• Độ sâu hầm thang: 1400mm

• Độ cao tầng trên cùng: 1400mm

• Kích thước cửa cửa thang máy: 1000 x 2100mm

• Kích thước phòng máy (rộng x cao): 900 x 2100mm

• Kích thước thang (rộng x sâu): 2400 x 2000mm

• Độ sâu hầm thang: 1500mm

• Độ cao tầng trên cùng: 4200mm

• Kích thước của cửa thang máy: 1100 x 2100mm

• Kích thước phòng máy (rộng x cao): 900 x 2100mm

– Thang tải hàng tải trọng 2000kg

Với thang tải hàng tải trọng 2000kg thì thường được thiết kế với tiêu chuẩn như sau:

• Kích thước thang (rộng x sâu): 2850 x 2900mm

• Độ sâu hầm thang: 1500mm

• Độ cao tầng trên cùng: 4200mm

• Kích thước của cửa thang máy: 1600 x 2100mm

• Kích thước phòng máy (rộng x cao): 900 x 2100mm

3. Các đặc tính kỹ thuật cơ bản của thang máy

– Nút đóng cửa cưỡng bức: Nút nhấn bố trí trên bảng điều khiển cabin, cho phép đóng cửa theo yêu cầu của hành khách.

– Nút mở cửa cưỡng bức: Nút nhấn bố trí trên bảng điều khiển cabin, cho phép mở cửa theo yêu cầu của hành khách.

– Mở lại cửa tầng: Cho phép mở lại cửa tầng khi nhấn trở lại nút gọi trên bảng nút gọi tầng.

– Chuông báo khẩn cấp: Nút nhấn bố trí trên bảng điều khiển cabin, cho phép phát tín hiệu chuông báo động khi cần trợ giúp từ bên ngoài trong trường hợp khẩn cấp.

– Liên lạc thoại với bên ngoài qua 3 điểm: Thiết bị báo động kết nối cabin với phòng điều khiển và phòng máy, cho phép liên lạc bằng lời thoại giữa các vị trí khi có sự cố hay bảo trì thang.

– Bảo vệ nguồn điện cung cấp: Cho phép bảo vệ nguồn điện động lực trong trường hợp bị mất pha, ngược pha, sụt áp, tăng áp quá mức cho phép.

– Chuông báo đến tầng: Tín hiệu chuông báo ngay khi cabin dừng tại mỗi tầng mong muốn.

– Đèn chiếu sáng khẩn cấp trong cabin: Đèn led nhỏ bố trí trên bảng điều khiển cabin. Đèn chiếu sáng khẩn cấp này sẽ tự động bật sáng trong trường hợp bị mất điện.

– Tự động tắt đèn, quạt trong cabin khi thang ở trạng thái chờ gọi phục vụ: Sau một khoảng thời gian xác định (3 phút) mà thang không hoạt động thì đèn và quạt trong cabin sẽ tự động tắt để tiết kiệm điện. Hệ thống này sẽ tự động bật lại ngay khi thang chuyển sang trạng thái hoạt động.

– Cài đặt tầng phục vụ: Hệ thống này cho phép hoặc không cho phép bất kỳ cuộc gọi trong cabin hoặc ngoài tầng nào tùy theo sự cài đặt trước

– Bảo vệ quá tải: Khi tải trọng cabin vượt quá mức cho phép, tín hiệu báo quá tải sẽ phát ra, đồng thời cửa cabin sẽ không đóng lại cho đến khi giảm đủ tải thì thang mới hoạt động bình thường trở lại.

– Hệ thống phanh an toàn: Hệ thống phanh điện và cơ hoạt động tự động đảm bảo an toàn cho cabin.

– Hệ thống giảm chấn cabin và đối trọng: Đảm bảo an toàn cho cabin khi bị vượt quá giới hạn hành trình dưới do cảm biến giới hạn dưới bị lỗi hay hỏng.

– Kiểm soát giới hạn hành trình trên và dưới: Các thiết bị cảm biến và cờ cho phép giới hạn hành trình đi lên trên và xuống dưới, giúp cho cabin không di chuyển vượt ra ngoài giới hạn hành trình cho phép.

– Kiểm soát bằng tầng: Các thiết bị cảm biến và cờ cho phép cabin dừng đúng vị trí tầng (sàn cabin và sàn tầng phải cùng một mức), và không vượt ra ngoài giới hạn cho phép.

– Cảm biến dọc cửa: Bằng việc sử dụng các thanh photocell bố trí dọc chiều cao cửa cabin, sẽ cho phép cửa mở khi gặp vật cản, hoặc không đóng lại khi hành khách đang đi vào/ra cabin.

– Bảo vệ mở cửa tầng: Nếu cabin không dừng chính xác (không bằng tầng), cửa tầng sẽ không được mở để đảm bảo an toàn cho hành khách.

– Tự động về tầng gần nhất khi mất điện/cứu hộ tự động: Khi mất điện lưới, cabin sẽ tự động di chuyển về tầng gần nhất và mở cửa cho khách ra ngoài, cửa thang sẽ đóng lại, thang ngưng hoạt động, khi nguồn điện được khôi phục thang sẽ hoạt động bình thường

– Về tầng chính và dừng hoạt động bằng khóa tại tầng chính: Khóa thang được bố trí trên bảng nút gọi tầng chính (thường là tầng trệt), cho phép đưa cabin về tầng chính và tắt hệ thống thang. Chức năng này hữu ích với các tòa nhà cần kiểm soát hoạt động của thang hoặc trong trường hợp có hỏa hoạn.

– Khóa ưu tiên cabin: Khóa ưu tiên trong cabin nếu được bật sẽ cho phép hủy các lệnh gọi tầng từ bên ngoài. Lúc này chỉ có các lệnh từ bảng điều khiển trong cabin mới có tác dụng.

– Công-tắc chính: Công-tắc đặt trong phòng máy cho phép đóng/mở hệ thống thang máy.

Bài viết khác
mail.png zalo.png mes.png